Những mánh khóe vặt tiền của thợ sửa chữa điều hòa
Bạn Hồng ở Thanh Trì có chia sẻ:
" Hic, em bị mất tiền oan rồi các chị ơi. Chả là hôm qua nóng quá, nhà em mới bật điều hòa mà mãi không thấy mát. Chồng mới bảo chắc có vấn đề gì hay do lâu không vệ sinh nên nay mới gọi thợ đến kiểm tra. Khi thợ đến thì có nói rằng điều hòa nhà em hết gas và dây gas bị nứt cần phải thay. Em cũng chủ quan, không hỏi giá cả trước mà cứ đồng ý để cho họ sửa chữa. Tới khi xong và phải thanh toán 300.000 đồng tiền gas + 100.000 đồng tiền vệ sinh và 500.000 đồng thay dây. Đến khi chồng về nhà hỏi han thì mới "ngã ngửa" ra vì chồng bảo bơm đầy bình gas chỉ 200.000 còn dây hôm qua anh xem thì không sao cả. Lúc này mới biết mình bị lừa rồi. Thôi thì đành chịu chứ chẳng làm sao được.
Buồn quá! Em lên mạng hỏi han các diễn đàn thì cũng được chứng kiến nhiều cảnh ngộ như mình. Có 1 chị có chồng là thợ sửa điều hòa đã 'tự thú' với mọi người là họ có rất nhiều chiêu làm ăn để lấy tiền. Nếu gặp những người 'lơ ngơ' như em thì số tiền mất có thể lên gấp 5 - 10 lần
Buồn quá! Em lên mạng hỏi han các diễn đàn thì cũng được chứng kiến nhiều cảnh ngộ như mình. Có 1 chị có chồng là thợ sửa điều hòa đã 'tự thú' với mọi người là họ có rất nhiều chiêu làm ăn để lấy tiền. Nếu gặp những người 'lơ ngơ' như em thì số tiền mất có thể lên gấp 5 - 10 lần
Mọi người lưu ý, thật tỉnh táo trước khi quyết định đồng ý bất cứ lời đề nghị nào của thợ tới nhà nhé! Bởi có những mánh khóe của thợ sửa điều hòa dưới đây nhằm "vặt tiền" khách hàng cả tin như em đấy"
Dưới đây là những mánh khóe của thợ sửa điều hòa, bảo dưỡng hay lắp đặt nhằm "vặt" tiền của khách hàng. Vì thế trước khi thuê thợ sửa chữa điện nước về sửa chữa điều hòa, mọi người nên nhớ để tránh bị lừa.
1. Tránh sự giám sát của chủ nhà
Thứ nhất thợ thường đến muộn hơn so với lịch hẹn này nhằm tạo tâm lý sốt ruột và vội vàng cho chủ nhà để thợ sửa điều hòa dễ bề thực hiện các hành vi gian lận. Trong quá trình sửa chữa, họ có thể sẽ yêu cầu chủ nhà đi lấy cho họ một số thứ gì đó để phục vụ việc thay, sửa chữa, kiểm tra điều hòa không khí. Bởi vậy, mọi người đừng bất cẩn cho thợ sửa điều hòa có cơ hội tận dụng thời gian mình vắng mặt để giả vờ đã thay thế sửa chữa nhưng thực chất là chưa.2. Bịa lý do hỏng hóc
Nếu chỉ bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, thợ sẽ không "móc" được túi khách hàng, vì thế họ cần phải biện lý do hỏng hóc để kiếm chác. Các hỏng hóc được thợ sử dụng là dây đồng tiếp gas bị nứt, chất lượng dây đồng kém an toàn nên phải thay thế, van gas hở hoặc tấm vi mạch bị chết, tụ bị hỏng… Để phòng ngừa, mọi người cần tìm hiểu về điều hòa, và nếu chưa chắc chắn thì không vội vàng để thợ sửa chữa, thay thế ngay.Đây được coi là chiêu thường được áp dụng nhất khi thay dây đồng và ống dẫn. Chẳng hạn trong trường hợp mua điều hòa mới về lắp đặt mà không có sẵn dây đồng dẫn gas thì thợ điều hòa sẽ mua và lắp đặt. Độ dài thực tế chỉ có 4m nhưng thợ khi tính tiền số mét dây đồng đã lắp đặt thì thợ điều hòa lại tính thành 5m. Để không bị thợ ăn gian, bạn phải kiểm tra lại số đo này.
3. Chặt chém phụ kiện, ăn chênh giá
Mua giá thấp nhưng khi lắp đặt lại nói giá cao nhằm hưởng tiền chênh lệch cũng là một mánh lời của thợ. Ví dụ thay 1 cái tụ, thợ có thể lấy tới 400.000 đồng bao gồm 150.000 đồng tiền công thay và 250.000 đồng mua tụ. Nhưng thực tế, giá cái tụ này chỉ bán có 30.000 đồng. Vì vậy, để không bị "hớ", hãy tham khảo giá mặc cả rõ với thợ trước khi thay thế hoặc yêu cầu công ty sửa chữa cung cấp bảng giá cho mình.4. Đề nghị đem về sửa
Nhiều thợ đề nghị được đem máy hoặc bộ phận hỏng về công ty để kiểm tra. Ví dụ thợ sẽ báo là tấm vi mạch bị hỏng, cần mang về kiểm tra và đưa ra 2 tình huống, nếu nạp nguồn xong vi mạch còn chạy thì chỉ mất công sửa, nhưng nếu vi mạch không lên được thì phải thay thế. Tuy nhiên, với chiêu này, nhiều thợ không chỉ moi thêm tiền của khách mà còn đổi bộ nguồn kém chất lượng hoặc lấy mất tụ cảm biến... Vì thế, ngoài việc chọn đơn vị tin cậy còn cần theo dõi, nắm sát lỗi và kết quả sửa chữa.5. Bơm thiếu gas
Đây là mánh khóe của thợ sửa điều hòa phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Gas của máy điều hòa sẽ còn hoặc hết sạch chứ không phải hao hụt cần châm thêm như nhiều thợ giải thích. Khi gas bị xì hết, thợ cần tìm và xử lý mối gây rò rỉ, sau đó nạp lại gas.Nếu máy hết sạch gas, phải bơm toàn bộ sẽ hết khoảng 200.000 đồng, máy điều hòa bơm bổ sung một nửa thì hết 100.000 đồng. Thế nhưng, chẳng thợ nào khai bơm thật dù máy chỉ cần bơm một lượng rất nhỏ. Chỉ cần báo bơm gas đầy, thợ có thể kiếm được 100.000-150.000 đồng vì máy điều hòa nếu bảo dưỡng đều đặn thì lượng gas tiêu thụ chỉ hết một nửa hoặc 1/3.
Do đó, trong trường hợp bị thợ sửa chữa báo điều hòa hết gas, mọi người nên chú ý kiểm tra những điểm sau: Nếu bị xì hết gas hoặc nếu bị thiếu gas thì máy sẽ kém lạnh, có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Trong một số máy điều hòa không khí, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét